GIAO HÀNG MIỄN PHÍ
Áp dụng nội thành TP.HCM
Đa số những người mới học đàn guitar mà cụ thể là đàn guitar đệm hát cảm thấy nhiều lúc nản chí phần vì đau tay, kho nhớ nốt mà khốn khổ hơn nữa là nhớ hợp âm. Việc nhớ hợp âm bấm như thế nào đã là khó vậy mà chuyển từ hợp âm này sang hợp âm khác lại càng khó hơn vì có bài có đến 5-6 hợp âm liên tiếp.
Việc chuyển hợp âm yêu cầu đầu tiên là bạn phải nhớ hợp âm một cách chính xác và thành thạo và khi bạn đã thành thạo về từng hợp âm riêng lẻ rồi thì mới nghĩ đến chuyện chuyển hợp âm nhé. Vì không thể nào chưa học bò mà học chạy được đâu nhé không chỉ riêng việc học đàn guitar mà học bất kỳ cái gì cũng cần sự kiên trì nhé.
Tuy nhiên khi bạn đã khá thành thạo về hợp âm rồi thì việc chuyển hợp âm cũng có khả nhiều lúng túng vì một số hợp âm cách xa với nhau và nếu chưa quen thì việc này cũng là một vấn đề lớn.
Một vấn đề nữa khi bạn chuyển hợp âm đó là nhịp. Việc xác định đúng nhịp sẽ giúp bạn biết lúc nào cần chuyển hợp âm và chuyển tại vị trí nào? Vì thế bạn nên nắm bắt nhịp một cách kỹ lượng trước khi tiến hành chuyển hợp âm. Cụ thể như bạn phải biết qua các nhịp cơ bản như: 2/4, 4/4, 3/4. Nhịp 2/4 thì khi diễn tấu phách mạnh nhẹ xen kẽ nhau, nhịp 4/4 thì cứ 1 phách mạnh đến 3 phách nhẹ, tương tự nhịp 3/4 thì 1 phách mạnh và 2 phách nhẹ.
Sau đây là các mẹo giúp bạn chuyển hợp âm nhanh:
- Bạn có nửa phách để chuyển hợp âm: Để chạy hợp âm nhanh điều thứ nhất bạn phải biết nên chuyển hợp âm lúc nào, bạn hãy chuyển hợp âm vào ngay phách cuối cùng của nhịp để có khoảng trống thời gian dài 1 chút. Ví dụ nhịp 4/4 (Hoặc chữ C) nhịp sẽ chạy như thế này: 1 lên 2 lên 3 lên 4 lên. Bạn hãy đổi hợp âm khi vừa xong số 4, vậy bạn có nữa phách để đổi nhịp.
- Chỉ cần dịch chuyển một hai ngón tay là đủ không nhất thiết phải nhấc nguyên cả bàn tay: bạn hãy để ý một số hợp âm có thế (cách) bấm tương tự nhau, khi chuyển hợp âm giữ những thế bấm tương tự nhau, bạn chỉ cần di chuyển 1,2 ngón tay là đủ.
Sau đây mình sẽ ví dụ cụ thể cách mà bạn bấm từng hợp âm và dịch chuyển chúng.
Thế bấm Mi thứ – La thứ (Em – Am)
Thế bấm Mi thứ (Em)
Thế bấm La thứ (Am)
Em và Am bạn thế bấm của ngón giữa, áp út giống nhau y chang, chỉ dịch lên xuống 1 dây. Em bấm cao hơn 1 bậc, Am thấp hơn 1 bậc và thêm ngón trỏ ngăn 1 dây 2.
Thế bấm Đô Trưởng – La Thứ ( C – Am)
Thế bấm C (đô trưởng)
Thế bấm La thứ (Am)
Bạn chỉ cần thay đổi ngón áp út lên xuống là đủ.
Thế bấm Rê thứ – Sol bảy (Dm – G7)
Thế bấm Rê thứ (Dm)
Thế bấm Sol bảy (G7)
Thế bấm này có ngón trỏ giữ nguyên, ngón giữa và áp út chạy lên xuống thôi, ngón giữa – áp út vị trí thấp là Dm, vị trí cao là G7, cách chuyển này sẽ thấy nhiều trong bài hát chủ âm Đô trưởng (C).
Thế bấm Sol trưởng – Sol bảy (G – G7)
Thế bấm Sol trưởng (G)
Thế bấm Sol bảy (G7)
2 hợp âm này có ngón giữa và áp út như nhau, bạn chỉ việc đổi ngón trỏ và ngón út là xong. G bấm ngón trỏ ngăn 1 dây 1, G7 bấm ngón út ngăn 3 dây 1.
Thế bấm Mi bảy – La Thứ (E7 – Am)
Hợp âm Mi bảy (E7)
Thế bấm La thứ (Am)
Thế bấm của 2 hợp âm này giống y như nhau, chỉ khác là E7 bấm cao hơn 1 dây ở cả 3 ngón trỏ, giữa, áp út và thêm 1 ngón út bấm ở dây 2 ngăn 3
Thế bấm Đô Trưởng – Fa Trưởng (C – F)
Thế bấm Fa Trưởng (F)
Cách bấm 2 hợp âm này như nhau, nhưng F có ngón giữa và áp út dời xuống 1 dây, ngón trỏ thì cặp luôn cả 2 dây 1,2 ngăn 1. C thì ngón trỏ bấm dây 2 (bỏ dây 1 ra) – ngón giữa, áp út dời lên 1 dây.
Đây là mốt số cách giúp bạn chuyển hợp âm nhanh hơn và dễ dàng hơn. Tuy nhiên không phải bạn cứ theo cách này thì sẽ nhanh đâu mà như mình đã nói bạn phải học cách bấm từng hợp âm riêng lẻ trước một cách thành thạo trước khi tiến tới chuyển hợp âm nhé. Chúc bạn thành công.
Áp dụng nội thành TP.HCM
Showroom nhạc cụ lớn nhất hệ thống
Piano, Organ, Guitar, Trống...
Hỗ trợ 24/7