Kinh nghiệm mua đàn piano cho người mới học (p2)
Ở bài trước Minh Thanh PIANO có chia sẻ kinh nghiệm mua đàn piano cho người mới học với những kinh nghiệm mua đàn piano như:
1. Ghé thăm những cửa hàng bán nhạc cụ uy tín.
2. Tự bản thân chơi trực tiếp trên đàn piano hay nhờ nhân viên bán hàng chơi đàn để có những đánh giá của bản thân về chiếc đàn piano đó.
3. Lấy ý kiến của những người chơi đàn piano có kinh nghiệm trong việc chọn mua đàn piano.
Ngoài những kinh nghiệm trên thì bài viết hôm nay, Minh Thanh PIANO sẽ giới thiệu đến các bạn thêm một số kinh nghiệm mua đàn piano cho người mới học mà chúng tôi đã đúc kết từ những năm qua.
4. Nhờ các chuyên gia am hiểu về đàn piano để giúp bạn trong việc mua đàn piano chất lượng.
- Tìm hiểu xem những cây đàn piano nào thường được sử dụng trong các tổ chức âm nhạc như nhạc viện và các trường học, nhất là khi bạn có đủ khả năng để mua một cây đàn piano giá cao. Các trung tâm giảng dạy âm nhạc có nhiều kinh nghiệm về đàn piano có chất lượng tốt và không hỏng hóc. Hãy hỏi các giáo sư âm nhạc và nhạc sĩ chuyên nghiệp để có những lời khuyên hữu ích. Có thể bạn được hướng đến những thương hiệu đã được đầu tư sản xuất lâu dài trên thị trường đối với các tổ chức này và đã trở nên quen thuộc với họ.
Nhờ các chuyên gia am hiểu về đàn piano điện để giúp bạn mua đàn piano chất lượng
- Ngoài ra, bạn có thể nhờ cậy đến những người Kỹ thuật viên Piano, họ sẽ cho bạn những ý kiến hay để lựa chọn đàn piano khi bạn muốn thu hẹp lựa chọn của bạn. Một kỹ thuật viên có thể hướng đến những cây đàn piano dễ học, dễ chơi cũng như có tuổi thọ sử dụng bền hơn.
5. Hãy thử một vài cây đàn piano của mỗi thương hiệu nổi tiếng khác nhau.
Mỗi thương hiệu đàn piano sẽ cho ra đời những cây đàn có chất lượng khác nhau và chúng có những sự khác biệt rất lớn về âm thanh cũng như những độ nhạy cho cảm giác tay. Tùy vào số tiền đầu tư của bạn bao nhiêu và nhu cầu của bạn là gì? để nhắm đến những thương hiệu đàn piano khác nhau.
Đàn piano thương hiệu Steinway & Sons được lựa chọn nhiều trong những cuộc thi âm nhạc có quy mô lớn
Nếu như bạn cần một cây đàn piano để trình diễn trong những cuộc thi âm nhạc hoành tráng, quy mô lớn thì những chiếc đàn Grand Piano của thương hiệu Steinway & Sons là một sự lựa chọn phù hợp. Còn những buổi hòa nhạc có quy mô vừa phải thì những cây đàn Upright của Boston hay Essex và nếu bạn muốn mua đàn piano học tập hay giải trí thì những thương hiệu như đàn piano Kawai, Yamaha, Ritmuller hay Samic là sự lựa chọn tối ưu.
6. Kiểm tra các bộ phận của đàn piano cẩn thận bao gồm:
- Phần lưng: Các cột trụ phải nặng và đủ mạnh để đỡ phần còn lại của đàn piano.
- Bảng cộng hưởng (Soundboard): Một tấm gỗ ở mặt sau đàn, có thể chuyển các rung động của dây đàn thành "âm thanh" của cây đàn piano. Soundboard là một trong những bộ phận quan trọng của cây đàn piano. Soundboard bị nứt có thể khiến cho âm thanh piano không còn hay nữa.
- Tấm gang: Một tấm gang có hình dạng không đều bắt vít vào phía sau của khung. Tấm gang này giúp giữ một đầu dây đàn piano, và có thể neo được lực kéo căng dây hai mươi tấn.
- Ngựa đàn Treble và bass: Là một bộ phận quan trọng khác của cây đàn piano. Ngựa đàn được làm bằng những miếng gỗ thích dài được gắn vào soundboard, tạo cho dây rung động.
- Khi đại lý đàn piano nói đến "độ cộng hưởng dây", có nghĩa là các bộ phận vừa nói trên kết hợp với các dây đàn. Các dây bass được quấn bằng dây đồng để tăng trọng lượng và giảm tần số khi dây rung. Điều này cho phép sử dụng các dây tương đối ngắn để tạo ra các âm thanh trầm hơn.
- Bộ máy đàn: Có khoảng 7,500 bộ phận ở đây, tất cả đóng vai trò giúp búa gõ vào các dây khi các phím được đánh xuống.
- Búa Piano: được tạo từ một hai lớp nỉ dán lên búa gỗ với lực rất lớn. Nếu một đại lý đàn nói với bạn về một cái búa 9-pound so với búa 12-pound, có nghĩa là trọng lượng của các tấm nỉ được sử dụng để làm búa.
-
Kiểm tra hệ thống búa đàn
- Phím đàn piano: Các phím đàn piano được gắn vào hộp phím, là một ngăn phẳng nằm ở phía trước hộp đàn có chức năng giữ phím thăng bằng. Mỗi phím được cân bằng bởi một chốt định vị ở giữa, và "được lót" bằng nỉ tốt để không gây tiếng động và có độ hở thích hợp. Các "phím piano trắng" không còn làm bằng ngà voi nữa, nhưng làm bằng nhựa đúc tốt sẽ không bị nứt hoặc chuyển sang màu vàng. Các phím màu đen được làm bằng chất liệu tương tự.
- Hầu hết các cây đàn piano đều có ba bàn đạp, nhưng phần lớn các nghệ sĩ piano chỉ cần sử dụng hai bàn đạp. Sustain pedal nằm bên phải giúp nâng bộ phận giảm âm (đang ở vị trí chặn không cho dây rung) cách xa các dây đàn để âm thanh sẽ ngân sau khi buông phím đàn.
- Bàn đạp bên trái, gọi là soft pedal hoặc una corda pedal làm câm tiếng bằng cách rút ngắn khoảng cách di chuyển của búa hoặc bằng cách di chuyển bộ máy nhẹ nhàng chỉ để cho một vài dây đàn chạm vào. Nhiều cây đàn piano có một bàn đạp thứ ba ở giữa chỉ để giúp ngân các nốt trầm. Trên hầu hết các cây đàn grand piano và một số cây đàn upright, bàn đạp thứ ba là bàn đạp sostenuto, giúp giảm âm thanh khi pedal được nhấn.
- Cuối cùng là hộp (vỏ) đàn, được làm bằng gỗ đẹp chiếm vị trí nổi bật trong thiết kế nội thất của bạn. Các hộp đàn hiện đại được làm từ lõi gỗ và được phủ lên những lớp gỗ dán veneer thuộc loại gỗ trang trí đẹp. Nhiều thớ gỗ và lớp hoàn thiện sẵn có và với kỹ thuật hoàn thiện hiện đại đảm bảo đàn có kiểu dáng bên ngoài tuyệt vời và dễ chăm sóc trong nhiều năm.
Kết lại : Trên đây là những kinh nghiệm mua đàn piano cho người mới học, hy vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn lựa chọn được cây đàn piano phù hợp với bản thân mình.
Xem thêm về : Cơ hội tiết kiệm khi mua đàn piano cũ cho bé học
>>> Nếu như bạn có những thắc mắc hay cần thêm những thông tin khác về mua bán đàn piano, giá đàn piano thì các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline:0949.076.789 hay đến đến trực tiếp showroom 369 Điện Biên Phủ, P4, Q3, TPHCM để được các tư vấn trực tiếp từ các kỹ thuật viên.
Nếu bạn có nhu cầu mua đàn piano cũ thì Việt Thương 369 là nơi bán đàn piano cũ uy tín và có giá rẻ nhất TP.HCM hiện nay.